Dấu vết người Chăm và văn hóa Chăm pa ở Bắc Việt Nam
Trên dải đất Việt Nam ngày nay
vào thời xưa đã từng tồn tại ba quốc gia. Về đại thể thì miền bắc là lãnh thổ Đại
Việt, miền trung là địa bàn của vương quốc Chămpa và miền nam là một phần lãnh
thổ của vương quốc Phù Nam. Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, dân tộc học,
sử học… ngày càng chứng minh rõ ràng hơn về cội nguồn của ba quốc gia cổ đại ấy.
Có thể nói một cách khái quát là văn minh Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông
Sơn, văn minh Chămpa phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam mà một phần
quan trọng là văn hóa Óc Eo có nguồn gốc từ văn hóa Đồng Nai. Vào thời ấy cương
vực, bờ cõi, biên giới giữa các quốc gia cổ đại luôn là vấn đề không bao giờ
rành mạch rõ ràng. Tuy vậy nếu theo phân bố hành chánh ngày nay thì có thể coi
các tỉnh ven biển miền Trung – từ Quảng Bình đến Bình Thuận – và các tỉnh khu vực
Tây Nguyên là thuộc địa bàn của vương quốc Chămpa cổ xưa.
Title:
Dấu vết người Chăm và văn hóa Chăm pa ở Bắc Việt Nam | |
Authors: | Trần, Quốc Vượng |
Keywords: | Khảo cổ học Người Chăm Văn hóa Chăm pa Bắc Việt Nam |
Issue Date: | 2004 |
Publisher: | H. : ĐHQGHN |
Description: | 18 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23796 |
Appears in Collections: | Việt Nam học (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét